Moving Image
Bên bạn trên mọi cung đường
ksdvkjsdhvjk

Quy định về hành vi lấn chiếm hủy hoại đất đai

Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.

Tháng bảy 15, 2024 - 10:48
 0  6
Lấn chiếm đất đang trở thành một nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng các tranh chấp về đất đai. Trong thời đại hiện đại này, sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và sự phát triển kinh tế đã đặt ra áp lực lớn lên tài nguyên đất đai. Sự cạnh tranh gay gắt trong việc sở hữu và sử dụng đất đã thúc đẩy nhiều cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tìm kiếm các cách để lấn chiếm đất một cách trái phép hoặc thiếu sự xem xét đúng đắn. 

Ảnh minh họa

Hành vi lấn chiếm hủy hoại đất đai được quy định như thế nào?

Về nguyên tắc, hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất là một hành vi gây tổn thương đáng kể cho môi trường đất đai. Điều này thường xảy ra thông qua việc biến dạng địa hình, làm giảm chất lượng đất, hoặc gây ra ô nhiễm đất. Kết quả của việc này là đất không còn đáp ứng được các mục đích sử dụng ban đầu đã được xác định.

Tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.

– Hành vi hủy hoạt đất mang đến những hậu quỷ tiêu cực nhất định cho đất đai. Cụ thể như sau:

+ Hủy hoại đất đai khiến đất đai mất đi giá trị ban đầu của nó. Những giá trị, chất lượng ban đầu của đất không còn được đảm bảo.

+ Hủy hoại đất đai khiến mục đích sử dụng của đất không còn được duy trì sử dụng theo trạng thái ban đầu.

+ Hủy hoại đất đai khiến con người không khai thác được nguồn tài nguyên quý giá vốn có trong đất. Từ đó, khiến sự phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Hành vi hủy hoại đất đai khiến hậu quả, tác động do thiên tai mang đến vô cùng nặng nề. Hủy hoại đất là làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp; Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cây cối, làn bản. Nếu đất đai bị xói mòn, các bề mặt vững chắc để bảo vệ đời sống xã hội, tính mạng của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tội lấn chiếm đất đai bị xử lý thế nào?

Lấn chiếm và hủy hoại đất đai là những hành vi mà pháp luật đã xác định rõ và cấm trọng tội. Bất kỳ người nào vi phạm các quy định này sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc này thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn tài nguyên đất đai cho cộng đồng và môi trường tự nhiên.

Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai nếu:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc

– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó, khung hình phạt với người bị truy cứu hình sự đối với hành vi chấm, chiếm đất đai như sau:

– Khung 1:

Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

– Khung 2:

Phạt tiền từ 500 triệu đồng – 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.

Lấn chiếm đất bị phạt bao nhiêu tiền?

Lấn chiếm và hủy hoại đất đai là những hành vi mà pháp luật đã xác định rõ và cấm trọng tội. Bất kỳ người nào vi phạm các quy định này sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc, nhằm thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn tài nguyên đất đai cho cả cộng đồng và môi trường tự nhiên. Khi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các hành vi lấn, chiếm đất đai sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định sau:

Trường hợp hành vi lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

STT

Diện tích lấn, chiếm Mức phạt tiền
Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng

1 Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta Từ 02 – 03 triệu đồng Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
2 Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Từ 03 – 05 triệu đồng
3 Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta Từ 05 – 15 triệu đồng
4 Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Từ 15 – 30 triệu đồng
5 Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên Từ 30 – 70 triệu đồng

Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

1 Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta Từ 03 – 05 triệu đồng Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
2 Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Từ 05 – 10 triệu đồng
3 Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta Từ 10 – 30 triệu đồng
4 Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Từ 30 – 50 triệu đồng
5 Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên Từ 50 – 120 triệu đồng

Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

1 Lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta Từ 03 – 05 triệu đồng Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
2 Lấn, chiếm từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta Từ 05 – 07 triệu đồng
3 Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Từ 07 – 15 triệu đồng
4 Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta Từ 15 – 40 triệu đồng
5 Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Từ 40 – 60 triệu đồng
6 Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên Từ 60 – 150 triệu đồng

Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức

1 Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta Từ 10 – 20 triệu đồng Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
2 Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Từ 20 – 40 triệu đồng
3 Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Từ 40 – 100 triệu đồng
4 Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Từ 100 – 200 triệu đồng
5 Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Từ 200 – 500 triệu đồng

Theo: luatthaiduonghanoi