Thị trường địa ốc Gia Lâm có trở thành tâm điểm đầu tư mới?
Khu Đông Hà Nội, trong đó có Gia Lâm được dự đoán sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho làn sóng cư dân chuyển từ nội đô đông đúc, nơi hệ thống cơ sở hạ tầng đã quá tải.
Hạ tầng phát triển, giao thông ngày càng hoàn thiện
Khi khu Tây đã trở thành trung tâm hành chính và thương mại mới, khu Đông, bao gồm Gia Lâm, lại đang thu hút mạnh về nhu cầu ở thực và các hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo bản đồ quy hoạch Gia Lâm giai đoạn 2021-2030, gần 200 dự án cơ sở hạ tầng đang và sẽ được triển khai. Nổi bật trong số đó là nhiều công trình giao thông trọng điểm, giúp kết nối Gia Lâm với nội đô và các khu vực lân cận một cách dễ dàng hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ tạo nên một hệ sinh thái tiện ích, phục vụ dòng dân cư chuyển dịch về đây.
Có thể kể đến cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng ngân sách đầu tư lên đến 2.500 tỉ đồng đã chính thức đi vào khai thác vận hành, giúp việc di chuyển từ khu vực trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, thời gian di chuyển từ Gia Lâm vào nội đô rút ngắn chỉ còn khoảng 14 phút. Đây được xem là động lực thu hút ngày càng nhiều người dân chuyển từ khu vực nội đô đông đúc sang Gia Lâm.
Ngoài ra, kế hoạch triển khai xây dựng tuyến metro chạy qua địa bàn Gia Lâm như tuyến Metro 1 (đoạn Gia Lâm - Dương Xá) và tuyến Metro 8 (đoạn Sơn Đồng - Dương Xá), cùng mạng lưới cầu đường như cầu Ngọc Hồi, cầu Đuống, đường quốc lộ 5, và vành đai 3… đã, đang thực hiện sẽ góp phần kết nối toàn bộ Gia Lâm với trung tâm nội thành và các tỉnh lân cận.
Đặc biệt, Gia Lâm đã rút kinh nghiệm từ các quận/huyện phát triển trước, qua đó quy hoạch đường sá và cơ sở hạ tầng khoa học, bài bản hơn. Nhìn về mặt quy hoạch, huyện Gia Lâm có mật độ xây dựng thấp, quỹ đất dành cho không gian xanh dồi dào và hệ thống giao thông thuận tiện, dễ dàng di chuyển vào trung tâm Thủ đô cũng như các khu vực lân cận. Các Khu đô thị mới quy hoạch dành nhiều quỹ đất xây dựng tiện ích cho cư dân như nhà để xe riêng, vườn chủ đề, khu thể thao, bể bơi.
Giá bất động sản Gia Lâm tăng cao trước thềm lên quận
Sau khi có thông tin lên quận, giá đất Gia Lâm tăng mạnh, chủ yếu là ở phân khúc đất nền. Đặc biệt, những dự án thấp tầng có chất lượng cao và tiện ích đầy đủ trong 6 tháng đầu năm đã tăng đến 20%. Các chuyên gia dự báo giá sẽ tăng đều khi Gia Lâm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hình thành các khu dân cư.
Hiện tại giá đất tại thị trấn Trâu Quỳ có giá bán khoảng 70 - 140 triệu đồng/m², tùy theo vị trí. Giá đất tại Kiêu Kỵ nằm trong ngưỡng 43 - 50 triệu đồng/m². Trong khi đó tại xã Dương Xá, giá đất đang xoay quanh ngưỡng 40 - 55 triệu đồng/m². Ở tại khu vực xã Đa Tốn, giá đất dao động khoảng 50 triệu đồng/m².
Những dự án nằm ở lõi trung tâm Gia Lâm, thuận tiện kết nối với các tiện ích như bệnh viện, trường học, công viên, Trung tâm thương mại, rạp chiếu phim… được săn đón và giao dịch nhiều nhất, có mức giá tới gần 300 triệu đồng/m².
Thực tế cho thấy, những bất động sản nằm gần các dự án Khu đô thị lớn của các Chủ đầu tư uy tín có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Có thể kể dự án Eurowindow Twin Parks phát triển nằm tại khu vực xã Trâu Quỳ.
Theo các nhà đầu tư kỳ cựu, người dân đang ráo riết tìm kiếm những dự án bất động có pháp lý rõ ràng, quy hoạch bài bản nhằm đón sóng tăng giá tại Gia Lâm. Đặc biệt, khách hàng có tài chính dồi dào yêu cầu nhà phải có bãi đỗ xe riêng rộng rãi và an toàn, thuận tiện trong sinh hoạt. Ngoài ra, với việc quỹ đất tại trung tâm Hà Nội dần trở nên cạn kiệt và lượng dân cư dịch chuyển đến ngày một gia tăng, giá đất nội đô tăng cao. Việc người dân dần chuyển hướng sang tìm mua nhà tại khu vực ngoại thành Gia Lâm và các thành phố vệ tinh sẽ là điều tất yếu.
Tổng hợp